Sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả bị xử lý như thế nào?

Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm

Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong vụ án Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm

1.           Nội dung vụ án và quá trình giải quyết

Ngày 30/8/2016, Công an thành phố Hà Nội phối hợp với Chì cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, kiểm tra 06 cơ sở là trụ sở, địa điếm kinh doanh, kho hàng và 08 địa điểm tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH thương mại Slim HMN Việt Nam, thu giữ 32.694 (hộp, lọ, gói) là thực phẩm chức năng (TPCN) thuộc 53 danh mục sản phàm các loại.

Kết quả điều tra xác định: Năm 2013, Đỗ Đình Nhân đúng ra thành lập Công ty TNHH thương mại Slim HMN Việt Nam (Công ty Slim) và giữ chức danh Giám đốc; ngành nghề kinh doanh chính là buôn bán TPCN. Ban đâu, Công ty Slim mua TPCN của Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ (Công ty Trường Thọ), Công ty cổ phàn dược phẩm Phúc Lâm (Công ty Phúc Lâm), Công ty TN1-IH một thành viên Annephaco (Công ty Armephaco) sản xuât đê bán lại. Sau đó, Nhân nghĩ ra cách làm giả TPCN có xuất xứ nước ngoài bằng cách đặt gia công TPCN của các công ty dược phẩm trong nước, đặt in nhãn dán, vỏ lọ, vỏ hộp để làm thành các lọ TPCN mang thương hiệu nước ngoài rôi bán ra thị trường thu lợi nhuận cao hơn.

Để sản xuất, buôn bán TPCN giả, Nhân trực tiếp hoặc chỉ đạo Đỗ Đình Nghĩa, Vi Văn Hoài và Đỗ Anh Tùng thực hiện các hành vi phạm tội sau:

(1) Đỗ Đình Nhân thuê nhiều địa điểm khác nhau làm trụ sở, địa điểm kinh doanh, kho chứa hàng của Công ty Slim, thuê nhân công và mua máy móc trang thiết bị phục vụ việc sản xuất, kinh doanh TPCN giả. Nhân chỉ đạo Đô Đinh Nghĩa mang mẫu mã bản phim, hồ sơ xác nhận công bố, giấy phép in sản phẩm TPCN đến Công ty TNHH In Hà Việt, Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu bao bì Hà Nội đặt in vỏ hộp, nhãn, sản xuất các vỏ hộp của TPCN. Nghĩa và Nhân đển Công ty TNHH Đức Tấn Sài Gòn, trụ sở tại huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đặt làm 10.030 vỏ lọ TPCN. Tháng 8/2015, Nghĩa và Nhân đặt Công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật đặt làm 20.000 vỏ lọ TPCN giống lọ của sản phẩm nhập khẩu nước ngoài rồi chuyển về kho của Công ty Slim.

(2) ĐỖ Đình Nhân chỉ đạo Đỗ Đình Nghĩa và Hà Trọng Vụ đến Cục An toàn thực phàm Bộ Y tể làm hồ sơ xác nhận công bố phù họp An toàn thực phẩm của 14 loại TPCN. Sau đó, Nhân và Nghĩa giao nguyên liệu, vỏ lọ, nắp, nhãn dán cho các công ty Trường Thọ, Phúc Lâm, Armephaco gia công TPCN. Quá trình điều tra xác định: từ tháng 6/2015 đến ngày 30/8/2016, Đỗ Đình Nhân đã đặt gia công của Công ty Phúc Lâm, Công ty Trường Thọ và Công ty Armephaco 2.185.700 viên và 84.371 lọ TPCN các loại rồi làm thành TPCN giả có nguồn gốc xuất xứ nước ngoài trị giá 16.236.632.543 đồng. Sau khi khám xét các kho hàng còn thu giữ được 27.158 hộp, lọ TPCN trị giá 4.960.668.010 đồng. Như vậy, số TPCN giả Nhân đã bán ra thị trường là 2.185.700 viên và 57.213 lọ trị giá 11.275.964.533 đồng. Đồ Đình Nhân được hưởng số tiền thu lợi bất chính là 577.780.522 đồng.

Tại Kết luận giám định số 4576/C54 ngày 31/8/2017, Viện khoa học hình sự Bộ Công an kết luận: 27.158 (hộp, lọ, gói) TPCN các loại là TPCN giả, có thành phần hàm lượng nhỏ hơn 70% hàm lượng ghi trên nhãn và bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của sản phẩm.

Bản án hình sự sơ thẩm số 346/2018/HS-ST ngày 21/9/2018 của Tòa án nhân dân thành phổ Hà Nội đã áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 193; điểm b, s khoản 1, 2 Điều 51; Điều 7 BLHS năm 2015 xử phạt Đỗ Đình Nhân 05 năm tù; áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 193; điểm b, s khoản 1, 3 Điều 51; Điều 54; Điều 7 BLHS năm 2015 xử phạt Đỗ Đình Nghĩa 3 năm tù về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.

Ngoài ra, Tòa án cấp sơ thẩm còn quyết định về tội danh và hình phạt đổi với các bị cáo Đỗ Anh Tùng và Vi Văn Hoài; trách nhiệm dân sự, án phí và thông báo quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật.

Ngày 24/9/2018, Đỗ Đình Nghĩa kháng cáo xin hưởng án treo.

Bản án hình sự phúc thẩm số 218/2019/HS-PT ngày 23/4/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội áp dụng điểm đ khoản 2 Điều 193; điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 54 và Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015, xử phạt Đỗ Đình Nghĩa 03 năm tù về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 05 năm tính từ ngày tuyên án phúc thẩm.

Ngày 06/4/2020, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy Bản án hình sự phúc thẩm, giữ nguyên quyết định của Bản án hình sự sơ thẩm số 346/2018/HS-ST ngày 21/9/2018 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về phần hình phạt đối với bị cáo Đỗ Đình Nghĩa.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 13/2021/HS-GĐT ngày 03/3/2021 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Hủy bản án hình sự phúc thẩm số 218/2019/HS- PT ngày 23/4/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội và giữ nguyên quyết định của Bản án hình sự sơ tham sô 346/2018/HS-ST ngày 21/9/2018 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đối với Đỗ Đình Nghĩa. 

2.           Những vấn đề pháp lý của vụ án

Trong khoảng thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 8/2016, Đỗ Đình Nhân, Đô Đình Nghĩa đã 05 lần đặt của Công ty Trường Thọ, Công ty Phúc Lâm và Công ty Armetraco gia công nhiêu loại TPCN giả có xuât xứ nước ngoài, trong đó Nhân và Nghĩa đặt của Công ty Phúc Lâm hai lần, đặt của công ty Trường Thọ một lần và Công ty Armetraco hai lần. Mỗi lần đều đủ yếu tố cầu thành tội phạm. Tòa án câp sơ thâm không áp dụng tình tiêt tăng nặng trách nhiệm hình sự “Phạm tội 02 lần trở lên ” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự là thiếu sót nghiêm trọng.

Quá trình điều tra, Đỗ Đình Nghĩa đã tự nguyện nộp 15.000.000 đồng tiền thu lợi bất chính, Tòa án cấp sơ thấm áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự “Ngườiphạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả” là không đúng vì hành vi phạm tội của các bị cáo xâm phạm khách thể là trật tự quản lý kinh tế của nhà nước, chỉ có thể xem xét áp dụng là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luạt Hình sự năm 2015.

Bị cáo ĐỖ Đình Nghĩa được Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng 03 năm tù đã là nhẹ, nhưng Tòa án cấp phúc thẩm không phát hiện ra những vi phạm này của cấp sơ thẩm mà tiếp tục cho Đỗ Đình Nghĩa được hưởng án treo là không đúng quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15/5/2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Quá trình thực hành quyền công tổ và kiểm sát xét xử sơ thẩm, phúc thẩm Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã không phát hiện ra và không báo cáo những vi phạm này mà tại phiên tòa còn đề nghị áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51, không áp dụng tình tiết tăng nặng tại điểm g khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự và đề nghị cho Đỗ Đình Nghĩa hưởng án treo không đúng quy định tại Điều 65 Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP nên cần phải rút kinh nghiệm.

You cannot copy content of this page