Nhân thân bị can, bị cáo có ý nghĩa như thế nào trong vụ án hình sự?

Luật sư Tân Bình giúp bạn hiểu rõ hơn các tài liệu nhân thân bị can trong quyết định hình phạt.

Nhân thân của bị can, người bị hại là một trong những căn cứ để xác định khung hình phạt và quyết định hình phạt. Do vậy, trong từng vụ án cụ thể, nếu trong hồ sơ không có đủ các tài liệu này hoặc không có tài liệu phản ánh kết quả xác minh của cơ quan điều tra về những đặc điểm nhân thân của bị can, bị hại thì cần yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ.

Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là hết sức quan trọng vì liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự, do vậy khi tính tuổi phải tính theo tuổi tròn.

Tài liệu về nhân thân bị can

– Lý lịch bị can;

– Thông báo kết quả tra cứu (tàng thư);

– Các tài liệu về tiền án, tiền sự, giấy ra trại (nếu có);

– Bản sao giấy khai sinh hoặc tài liệu xác minh độ tuổi nếu bị can là người chưa thành niên;

– Giấy khai sinh của đứa trẻ hoặc giấy chứng nhận tình trạng thai nghén do cơ quan y tế cấp (nếu bị can là phụ nữ đang trong thời kỳ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi).

Ví dụ 1: Bị can là người chưa thành niên, Luật hình sự nước nào cũng đều có quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự, nhưng không phải nước nào cũng giống nhau mà phải tùy thuộc vào sự phát triển về sinh học của con người ở mỗi quốc gia khác nhau như ở Anh Quốc là 08 tuổi, Hoa Kỳ là 07 tuổi, Thụy Điển là 15 tuổi, Nga là 14 tuổi, Cộng hòa Pháp 13 tuổi,… Ở Việt Nam là từ đủ 14 tuổi (Điều 12 BLHS).

Ví dụ 2: Một người sinh ngày 1/1/1990 thì tới ngày 1/1/2004 mới đủ 14 tuổi và tới 1/1/2006 mới đủ 16 tuổi. Trong trường hợp, không có đủ điều kiện xác định chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh. Ví dụ chỉ biết sinh tháng 5/1990 mà không biết ngày thì lấy ngày 31/5/1990. Nếu không xác định được chính xác tháng sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng làm ngày, tháng, năm sinh. Ví dụ chỉ biết sinh năm 1990 thì lấy ngày 31/12/1990.

You cannot copy content of this page