Vi phạm của Toà án trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường nhà nước

Bồi thường nhà nước

Nội dung và quá trình giải quyết vụ việc

Ngày 17/12/1981, ông Huỳnh Chiếm Phái bị Công an tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam về tội giết người. Ngày 02/02/1983, ông Phái được tạm tha theo Lệnh tạm tha của Viện KSND tỉnh Phú Khánh. Ngày 25/9/1984, Viện KSND tỉnh Phú Khánh ban hành Quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Huỳnh Chiếm Phái với lý do “không đủ cơ sở để kết luận ông Huỳnh Chiếm Phái phạm tội giết người”.

Tháng 8/2009, ông Huỳnh Chiếm Phái có đơn yêu cầu bồi thường gửi các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Khánh Hòa. Việc giải quyết kéo dài do có những vướng mắc trong xác minh về thời hiệu của vụ việc. Ngày 31/7/2020, Viện KSND tỉnh Khảnh Hòa đã thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường của ông Huỳnh Chiếm Hoạnh (đại diện cho những người thừa kể của ông Huỳnh Chiếm Phái, do ông Huỳnh Chiếm Phái mất năm 2015).

Qua nhiều buổi thương lượng nhưng hai bên không thống nhất được số tiền bồi thường. Ngày 27/11/2020, ông Huỳnh Chiếm Hoạnh có đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường đến Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Tại Bản án số 06/2022/DSST ngày 10/3/2022, Tòa án nhân dân tình Khánh Hòa đã quyết định buộc Viện KSND tỉnh Khánh Hòa phải bồi thường cho những người thừa kế của ông Huỳnh Chiếm Phái với các khoản thiệt hại theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 cụ thế như sau:

–           Về thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (Điều 24): Tòa án tỉnh Khánh Hòa chấp nhận việc Viện KSND tỉnh Khánh Hòa tính bồi thường thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất cho ông Huỳnh Chiếm Phái trong toàn bộ thời gian từ khi bắt giam, đến khi tạm tha và đến thời điếm có Quyết định đình chỉ điều tra ngày 25/9/1984.

–           Đối với thiệt hại về tinh thần (Điều 27): Tòa án tỉnh Khánh Hòa nhận định việc Quyết định đình chỉ điều tra ngày 25/9/1984 của Viện KSND tỉnh Phú Khánh không có tài liệu nào xác định đã được giao cho ông Huỳnh Chiếm Phái để quyết định chấp nhận bồi thường thiệt hại về tinh thần cho ông Phái từ ngày khới tố cho đến ngày ông Phái nhận được Quyết định đình chỉ điều tra. 

–           Về các chi phí khác được bồi thường (Điều 28): Tòa án tỉnh Khánh Hòa chấp nhận phương án bồi thường của Viện KSND tỉnh Khánh Hòa.

Sau khi xét xử sơ thẩm Viện KSND tỉnh Khánh Hòa và ông Huỳnh Chiếm Hoạnh đều có đơn kháng cáo một phần bản án dân sự sơ thâm.

Tại Bán án số 125/2022/DSPT ngày 13/5/2022, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nằng đã quyết định không chấp nhận kháng cáo của Viện KSND tinh Khánh Hòa và kháng cáo của ông Huỳnh Chiếm Hoạnh, giữ nguyên bản án dân sự sơ thâm của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

Những vấn đề cần rút kinh nghiệm

Về việc quản lý, hướng dẫn, giải quyết bồi thường nhà nước

–           Đối với việc đương sự không cung cấp được tài liệu, văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Đề nghị các đơn vị cần phối hợp với các cơ quan liên quan truy tìm hồ sơ vụ án, xác định rõ việc người yêu cầu bồi thường có nhận được các tài liệu, văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường hay chưa. Trường hợp không tìm được tài liệu, hồ sơ vụ án thì trả lời đương sự về việc chưa có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường để xem xét thụ lý, giải quyết yêu cầu bồi thường. Trường hợp người yêu cầu bồi thường đề nghị cơ quan có thấm quyền cung câp tài liệu xác minh thì cần làm rõ để trả lời.

–           Về vấn đề thời hiệu: Việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong tổ tụng hình sự đã được quy định chi tiết trong Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dần. Việc áp dụng điều luật để giải quyết trên tinh thần cầu thị và có lợi nhất cho người bị thiệt hại đã được các cơ quan giải quyết bồi thường áp dụng triệt đê. Cụ thể trong một số vụ việc, vì không xác định được việc giao nhận các quyết định tố tụng giữa cơ quan nhà nước với nguười bị thiệt hại (Quyết định đình chỉ vụ án, bị can…), do vậy, việc gửi đơn yêu cầu bồi thường của người bị thiệt hại nhiều năm sau khi có quyết định đình chỉ bị can vẫn được cơ quan giải quyết bồi thường chấp nhận, thụ lý giải quyết. Tuy nhiên, cần việc xác định các thiệt hại đế áp dụng mức tiền bồi thường trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường cần phái thực hiện đúng theo các quy định của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Về vi phạm của Toà án trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường có khởi kiện dân sự

Căn cứ các quy định cúa Luật TNBTCNN năm 2017 để xác định các thiệt hại cụ the đổi với việc bồi thường thiệt hại cho ông Huỳnh Chiếm Phái, VKSNDTC nhận thấy:

– Đối với thiệt hại về tinh thần, do ông Phái đã mất năm 2015 nên thiệt hại về tinh thần phải được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 27: theo đó “Thiệt hại về tinh thần trong trường hợp người bị thiệt hại chết được xác định là 360 tháng lương cơ sở và không áp dụng bồi thường thiệt hại về tinh thần quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điểu 2 7 ”.

Tuy nhiên, Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hoà không áp dụng khoản 4 mà áp dụng khoản 3 Điều 27 để quyết định bồi thường thiệt hại về tinh thần cho ông Phái từ ngày khơi tố cho đến ngày ông Phải nhận được quyết định đĩnh chi.

– Đối với thiệt hại về vật chất do ngưòi bị thiệt hại chết, được quy định tại Điều 25 cụ thê “Chi phí khám chữa bệnh; Chi phí bồi dưỡng sức khóe cho người bị thiệt hại trước khi chết; Chi phí cho người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian khám chừa bệnh; chi phí mai táng; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng… ”, Quá trình xét xử, Toà án tỉnh Khánh Hoà đã không áp dụng Điều 25 đê xem xét bồi thường các khoản thiệt hại này cho ông Phái.

You cannot copy content of this page