Kỹ năng nhận biết và phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng – Bài 1: Kỹ năng nhận biết

Trong bối cảnh công nghệ phát triển như vũ bão, không gian mạng trở thành mảnh đất màu mỡ cho các đối tượng lừa đảo. Để tự bảo vệ mình, việc trang bị kỹ năng nhận biết các chiêu trò lừa đảo là vô cùng quan trọng. Kẻ gian thường khai thác tâm lý con người, đánh vào sự sợ hãi, lo lắng, lòng tham, tình cảm, và cả sự chủ quan của chúng ta.

I. Các tiếp cận phổ biến của đối tượng lừa đảo

Kẻ lừa đảo thường “biến hóa” thành nhiều hình thức khác nhau để tiếp cận nạn nhân. Họ có thể:

Tự nhận hoặc giả mạo là cơ quan công quyền. Ví dụ: Bạn nhận được cuộc gọi từ số lạ, đầu dây bên kia tự xưng là cán bộ công an hoặc viện kiểm sát, thông báo bạn có liên quan đến một vụ án ma túy/rửa tiền và yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản “tạm giữ” để chứng minh sự trong sạch. Hoặc họ có thể giả làm cán bộ thuế, yêu cầu bạn nộp phạt ngay lập tức qua một đường link giả mạo.

Giả mạo đơn vị cung cấp dịch vụ. Ví dụ: Một tin nhắn SMS giả mạo từ ngân hàng thông báo tài khoản của bạn đang gặp sự cố và yêu cầu click vào một đường link để xác minh thông tin. Hoặc bạn nhận được email từ một nhà mạng lớn, thông báo bạn đã trúng thưởng và cần cung cấp thông tin cá nhân để nhận quà.

Giả mạo tổ chức tài chính/Ngân hàng. Ví dụ: Một cuộc gọi từ số điện thoại lạ, người gọi tự xưng là nhân viên ngân hàng và thông báo bạn cần cập nhật thông tin tài khoản qua một ứng dụng lạ để tránh bị khóa thẻ.

Giả mạo người thân, bạn bè. Ví dụ: Tài khoản Facebook của bạn bè bị hack và kẻ lừa đảo nhắn tin mượn tiền với lý do khẩn cấp, hoặc nhờ bạn chuyển tiền hộ vì đang gặp khó khăn.

Phương thức thường được sử dụng để tiếp cận bao gồm:

Cuộc gọi qua SIM: Gọi điện trực tiếp để thao túng tâm lý.

Mạng xã hội (Zalo, Facebook, Viber, Telegram, WhatsApp,…): Gửi tin nhắn, đăng bài dụ dỗ, tạo nhóm giả mạo.

Các ứng dụng giả mạo: Dụ dỗ cài đặt ứng dụng có chứa mã độc.

Website giả mạo: Tạo các trang web sao chép giao diện của tổ chức uy tín để lừa đảo thông tin.

Tin nhắn (SMS)/Thư điện tử (Email): Gửi tin nhắn hoặc email chứa đường link độc hại, thông báo giả mạo.

II. Thủ đoạn lừa đảo phổ biến

Các đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi để đạt được mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản:

Đánh cắp thông tin cá nhân. Ví dụ: Bạn nhận được một đường link QR code được gửi qua tin nhắn. Khi quét mã này, bạn bị dẫn đến một trang web giả mạo có giao diện giống hệt ngân hàng. Trang này yêu cầu bạn nhập tên đăng nhập và mật khẩu, sau đó tiếp tục yêu cầu mã OTP. Sau khi bạn nhập, thông tin của bạn bị đánh cắp và kẻ lừa đảo truy cập vào tài khoản ngân hàng của bạn.

Thao túng tâm lý. Ví dụ: Kẻ lừa đảo kết bạn với bạn qua Zalo, sau đó dần dần dẫn dụ bạn sang các ứng dụng chat khác như Telegram, Viber (những ứng dụng ít bị kiểm soát hơn). Tại đây, chúng bắt đầu thực hiện các kịch bản lừa đảo như mời gọi đầu tư tài chính với lợi nhuận “khủng” hoặc tham gia các chương trình “việc nhẹ lương cao” để lôi kéo bạn vào bẫy.

Cài cắm mã độc bằng các ứng dụng giả mạo. Ví dụ: Bạn nhận được một email giả mạo từ một cơ quan nhà nước, đính kèm một file tài liệu có đuôi .doc hoặc .pdf và yêu cầu bạn tải về để xem thông báo khẩn cấp. Khi mở file, mã độc được cài đặt vào thiết bị của bạn, cho phép kẻ gian chiếm quyền kiểm soát, đánh cắp thông tin cá nhân hoặc thậm chí rút tiền từ tài khoản ngân hàng của bạn.

Cuộc gọi lừa đảo. Ví dụ: Một cuộc gọi từ số điện thoại lạ, người gọi tự xưng là cán bộ công an và thông báo rằng bạn đang nợ một khoản tiền lớn hoặc có tài khoản ngân hàng liên quan đến rửa tiền. Họ gây áp lực, yêu cầu bạn chuyển khoản ngay lập tức vào một tài khoản “công quỹ” để xác minh, nếu không sẽ bị bắt giữ. Hoặc họ yêu cầu bạn soạn cú pháp chuyển sang eSIM giả mạo để chiếm đoạt tiền trong tài khoản điện thoại.

III. Cách thức thực hiện lừa đảo

Để thực hiện các chiêu trò trên, kẻ lừa đảo thường áp dụng các cách thức sau:

Tạo dựng lòng tin: Giả danh các tổ chức uy tín (ngân hàng, cơ quan chính phủ, công ty lớn) thông qua email, tin nhắn, cuộc gọi để yêu cầu thông tin nhạy cảm.

Kịch bản lừa đảo: Biên soạn sẵn kịch bản chi tiết, tỉ mỉ, khéo léo để thao túng tâm lý, tạo cảm giác khẩn cấp để nạn nhân hành động ngay lập tức mà không kịp suy nghĩ. Ví dụ: Kẻ lừa đảo đóng vai là một “chuyên gia” tài chính, đưa ra các con số lợi nhuận “trên trời” từ việc đầu tư vào sàn vàng ảo, chứng khoán ảo, làm cho nạn nhân tin tưởng và “xuống tiền” mà không kiểm tra thông tin.

Sử dụng biểu mẫu và giao dịch giả tạo. Ví dụ: Bạn nhận được tin nhắn thông báo trúng thưởng từ một thương hiệu lớn, kèm theo một đường link dẫn đến trang web nhận thưởng. Trang web này có giao diện giống hệt trang chính thức, yêu cầu bạn điền thông tin cá nhân và số tài khoản ngân hàng để nhận giải.

Đưa ra phần thưởng hoặc cơ hội hiếm có: Hứa hẹn giải thưởng lớn, cơ hội đầu tư sinh lời cao, hoặc cơ hội việc làm hấp dẫn. Ví dụ: Quảng cáo “việc nhẹ lương cao” trên mạng xã hội, yêu cầu bạn thực hiện các nhiệm vụ đơn giản như like video, theo dõi kênh, và trả hoa hồng ngay lập tức. Sau khi bạn đã tin tưởng và làm theo một thời gian, chúng yêu cầu bạn nạp tiền để thực hiện các nhiệm vụ “cấp cao hơn” với lợi nhuận cao hơn, sau đó chiếm đoạt số tiền bạn nạp.

Dẫn dụ vào liên kết, đường link lạ: Gửi liên kết đến các trang web giả tạo hoặc mã QR, yêu cầu nạn nhân nhập thông tin.

Làm giả thông báo khẩn cấp: Sử dụng thông báo giả mạo về sự cố bảo mật, lỗi tài khoản, hoặc sự kiện khẩn cấp để yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin ngay lập tức.

Kích thích sự tò mò: Thông tin về sự kiện đang được quan tâm, báo cáo quan trọng, hoặc tài liệu hấp dẫn, yêu cầu nạn nhân tải xuống hoặc mở file đính kèm có chứa mã độc.

Bẫy tình trên mạng xã hội: Nhắm tới những phụ nữ có hoàn cảnh éo le hoặc sống độc thân. Sau khi làm thân, kẻ lừa đảo giả vờ gửi tiền, quà về, sau đó giả làm nhân viên hải quan yêu cầu đóng phí mới được nhận quà. Ví dụ: Một người nước ngoài điển trai kết bạn với bạn trên Facebook, thường xuyên trò chuyện và bày tỏ tình cảm. Sau một thời gian, người này nói đã gửi một món quà giá trị về cho bạn qua đường bưu điện. Vài ngày sau, bạn nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là nhân viên hải quan, thông báo gói quà của bạn đang bị giữ lại và yêu cầu chuyển một khoản phí “thông quan” vào tài khoản cá nhân để nhận quà.

Chuyển tiền nhầm để ép vay. Ví dụ: Bạn nhận được một khoản tiền lạ chuyển vào tài khoản ngân hàng của mình. Một thời gian sau, có người gọi điện đến, tự nhận là người chuyển nhầm và yêu cầu bạn trả lại khoản tiền đó như một khoản vay, thậm chí còn đòi lãi suất.

Hỗ trợ lấy lại tiền đã bị lừa. Ví dụ: Bạn bị lừa mất tiền và tìm kiếm cách lấy lại trên mạng xã hội. Bạn thấy một quảng cáo của một tài khoản “hỗ trợ lấy lại tiền bị lừa” với những lời cam kết chắc chắn. Khi liên hệ, họ yêu cầu bạn chuyển một khoản “phí dịch vụ” trước, sau khi bạn chuyển tiền, họ chặn liên lạc.

IV. Mục đích cuối cùng của đối tượng lừa đảo

Dù có thể lừa đảo tình cảm, niềm tin, nhưng mục đích cuối cùng của kẻ lừa đảo là chiếm đoạt tài sản. Chúng tập trung khai thác các yếu tố tâm lý như:

Nhẹ dạ cả tin: Thiếu sự cảnh giác, dễ tin vào những thông tin không được kiểm chứng.

Thiếu sự tiếp cận thông tin: Không cập nhật các thủ đoạn lừa đảo mới.

Thiếu việc làm hoặc thu nhập thấp: Đánh vào nhu cầu kiếm tiền chính đáng để dụ dỗ vào các hoạt động phi pháp.

Lòng tham: Hứa hẹn lợi nhuận “khủng” mà không cần bỏ nhiều công sức.

Cách thức nhận tiền lừa đảo từ nạn nhân:

Chuyển khoản vào các tài khoản ngân hàng “rác”: Các tài khoản không chính chủ, được mua lại từ người khác, hoặc các số tài khoản ngân hàng ảo.

Chuyển tiền qua các cổng thanh toán trực tiếp, ví điện tử: Momo, ViettelPay, VNPay, v.v.

Chuyển tiền qua tiền ảo trên các sàn giao dịch: Khó truy vết và kiểm soát.

V. Luật Sư Tân Bình – Hỗ Trợ Pháp Lý Chuyên Nghiệp

Nếu bạn đang tìm kiếm luật sư chuyên nghiệp để hỗ trợ trong các vụ án liên quan đến Quận Tân Bình hoặc ngoài địa bàn, hãy liên hệ ngay với Luật sư Tân Bình. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, Luật sư Tân Bình sẽ giúp bạn giải quyết tranh chấp nhanh chóng và bảo vệ quyền lợi tốt nhất. Quy trình tư vấn tại Văn phòng Luật sư của chúng tôi:

1/ Tiếp nhận yêu cầu tư vấn của khách hàng: 

(I) Khách hàng có thể liên hệ qua điện thoại, email hoặc đến trực tiếp văn phòng để đặt lịch hẹn tư vấn. 

(II) Luật sư sẽ lắng nghe và ghi nhận thông tin ban đầu về vụ việc của khách hàng.

2/ Tư vấn điều kiện chấp nhận yêu cầu từ Tòa: Đánh giá khả năng được chấp nhập yêu cầu với mức chia tài sản cao nhất nhưng đóng án phí thấp nhất dựa trên trường hợp thực tế của khách hàng.

3/ Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: bào gồm đơn khởi kiện; giấy tờ chứng minh mối quan hệ với bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan (nếu có), và các tài liệu cần thiết khác.

4/ Làm việc với cơ quan tố tụng: nộp hồ sơ và theo dõi kết quá đối với một số trường hợp tài sản tranh chấp vướng pháp lý như đóng tiền sử dụng đất, tài sản tranh chấp được nhân thừa kế chưa sang tên hay nợ nghĩa vụ tài chính đối với cơ quan thuế,….

5/ Xử lý các vấn đề phát sinh: hỗ trợ khiếu nại nếu bị từ chối thụ lý hoặc gặp khó khăn trong việc xin cấp các giấy tờ làm chứng cứ khi khởi kiện tại Tòa

6/ Đại điện khách hàng: trong các giai đoạn tố tụng liên quan nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp.

Việc Văn phòng Luật sư Trần Toàn Thắng cùng khách hàng giải quyết tranh chấp chia tài thừa kế không chỉ giúp khách hàng tiết kiệm thời gián và tiền bạc mà còn giảm thiểu rủi ro pháp lý nếu có luật sư giàu kinh nghiệm đồng hành. Hãy liên hệ ngay với Văn phòng Luật sư Trần Toàn Thắng để được tư vấn miễn phí và hỗ trợ tận tình!

Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin và quyền lợi của khách hàng.

You cannot copy content of this page