Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, bóc lột và lạm dụng.
Hiếp dâm trẻ em là hành vi của một người dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu (BLHS 2015: hoặc hành vi quan hệ tình dục khác) với người dưới 16 tuổi.
Tội hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi là tội phạm mới được quy định tại luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua ngày 10-5-1997, trên cơ sở tách một phần đoạn 2 khoản 1 và toàn bộ khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi vào ngày 10-5-1997 do yêu cầu của việc đấu tranh với tệ xâm phạm tình dục của trẻ em ngày càng nghiêm trọng thành Điều 112 BLHS 1999. Bộ luật hình sự năm 1999 về cơ bản vẫn giữ lại các dấu hiệu, các tình tiết định khung hình phạt như Điều 112 Bộ luật hình sự năm 1985. Tuy nhiên, có bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn xét xử và tình hình phát triển của xã hội.
Dấu hiệu tội hiếp dâm trẻ em
Các dấu hiệu của tội hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi về cơ bản tương tự như tội hiếp dâm mà nạn nhân không phải là trẻ em quy định tại Điều 111 Bộ luật hình sự 1999 (Điều 141 bLHS 2015). Tuy nhiên, vì nạn nhân là trẻ em nên có một vài dấu hiệu thuộc về phía nạn nhân không giống với trường hợp hiếp dâm mà nạn nhân không phải là trẻ em như: Đối với nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải xác định việc giao cấu trái với ý muốn của nạn nhân, còn đối với nạn nhân dưới 13 tuổi thì dù nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý giao cấu thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em.
Việc nhà làm luật quy định nạn nhân dưới 13 tuổi dù có đồng ý để người phạm tội giao cấu thì hành vi giao cấu này vẫn bị coi là phạm tội hiếp dâm trẻ em xuất phát từ luận điểm: Ở độ tuổi dưới 13, trẻ em còn hết sức non nớt, yếu ớt, chưa có khả năng biểu lộ ý chí đúng đắn, dễ bị người khác lôi kéo, rủ rê, mua chuộc, khó có thể tự vệ được, nên cần được bảo vệ một cách đặc biệt nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường, lành mạnh của các em, nên cần phải trừng trị thật nghiêm khắc đối với hành vi xâm phạm tình dục đối với các em.
Tuổi của nạn nhân (người bị hiếp) là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội hiếp dâm trẻ em dưới 16 tuổi. Việc xác định tuổi của người bị hại trên cơ sở giấy khai sinh của họ nếu trường hợp mất giấy khai sinh hoặc không có giấy khai sinh thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng tất cả các biện pháp để xác định tuổi thật của người bị hại. Cuối cùng nếu không còn cách nào để xác định tuổi thật của người bị hại, thì theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội, tuổi của người bị hại sẽ được xác định như sau: Nếu chỉ biết tháng và năm sinh thì lấy ngày đầu tiên của tháng đó làm ngày sinh của người bị hại. Ví dụ: Chỉ biết người bị hại sinh vào tháng 5-1986, thì lấy ngày 1-5-1986 là ngày sinh của người bị hại; nếu chỉ biết năm sinh mà không biết ngày tháng thì lấy ngày đầu của tháng đầu tiên trong năm đó làm ngày sinh của người bị hại để tính tuổi, Ví dụ : Chỉ biết người bị hại sinh năm 1985 thì lấy ngày 1-1-1985 là ngày sinh của người bị hại. Việc xác định ngày sinh của người bị hại theo cách trên là có lợi cho người phạm tội, nhưng chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn nên thực tiễn xét xử còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhiều địa phương không đồng ý với cách xác định tuổi của người bị hại theo hướng có lợi cho ngươì phạm tội và cho rằng làm như vậy sẽ không cương quyết trừng trị người phạm tội hiếp dâm trẻ em, trẻ em bị hiếp dâm cần phải bảo vệ đặc biệt. Hy vọng rằng các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần xúc tiến ngay việc hướng dẫn cách tính tuổi của người bị hại trong trường hợp không có giấy khai sinh hoặc các giấy tờ có ý nghĩa xác định tuôỉ của người bị hại. Bởi vì vấn đề này có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến mức hình phạt của người phạm tội. Ví dụ: nếu nạn nhân bị hiếp dâm tròn 13 tuổi, nếu không có các tình tiết quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 112 Bộ luật hình sự 1999 có khung hình phạt từ bảy năm đến mười lăm (7-15) năm tù (bằng mức hình phạt tại khoản 1 Điều 142 BLHS 2015), nhưng nếu nạn nhân thiếu một ngày mới tròn 13 tuổi thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 112 Bộ luật hình sự có khung hình phạt từ mười hai năm đến hai mươi (12-20) năm, tù chung thân hoặc tử hình
- Nguyễn Văn Hoành phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” hay tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” ?
- Tội chống người thi hành công vụ
- Tuyển sinh viên thực tập tháng 7/2024
- Vụ án “Tranh chấp đòi tài sản” ở Bảo Lộc, Lâm Đồng
- Về việc tư vấn và hỗ trợ cho pháp nhân khi bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện pháp cưỡng chế