Công chức phường đưa người không thuộc diện được hỗ trợ vào danh sách được nhận tiền hỗ trợ COVID bị xử lý về tội gì?

Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng bào chữa cho bị can, bị cáo bị khởi tố, truy tố trong các vụ án hình sự

Nội dung vụ án hình sự về tội “Lợi  dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”

Thực hiện Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của Ủy ban  nhân dân Thành phố T7 về một số chế độ, chính sách đặc thù phục vụ công tác  phòng, chống dịch C, hỗ trợ người dân bị tác động bởi dịch Covid-19 trên địa  bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 08/7/2021, ông Nguyễn Đình T1 – Chủ tịch  Ủy ban nhân dân phường P ban hành Quyết định số 128/QĐ-UBND ngày  08/7/2021 về việc thành lập Hội đồng thẩm định, xét duyệt hồ sơ hỗ trợ người  lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị ảnh hưởng  bởi dịch Covid-19 (sau đây gọi tắt là Hội đồng thẩm định) nhằm thực hiện việc  thẩm định, xét duyệt hồ sơ hỗ trợ người lao động trên địa bàn phường P.

Hội đồng thẩm định có chức năng xét duyệt hồ sơ người lao động không có  giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19,  quy trình xét duyệt được hướng dẫn tại Văn bản số 2209/UBND-KT ngày  01/7/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố T7 và Văn bản số 4412/UBND

LĐTBXH ngày 06/7/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố T7 về việc triển khai  chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid – 19 theo Nghị quyết số 09/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố  T7.

Về nhóm ngành nghề được duyệt hỗ trợ theo Nghị quyết 09/2021/NQ HĐND ngày 25/6/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố T7 và Văn bản số 2209/UBND-KT ngày 01/7/2021 của UBND Thành phố T7 và Văn bản số 4412/UBND- LĐTBXH ngày 06/7/2021 của UBND thành phố T7 gồm: Bán 

hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên đường phố; Thu gom rác, phế liệu, bốc vác,  chuyển hàng bằng xe ba gác, xe thô sơ; Bán lẻ vé số lưu động, tự làm hoặc làm  việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức  khỏe (bao gồm cả bảo vệ): Làm công việc thuộc các ngành nghề, lĩnh vực phải  tạm dừng hoạt động theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại Công văn số  1749/UBND-VX ngày 30/5/2021 (gồm trung tâm thương mại, siêu thị, điện  máy; Trò chơi điện tử có thưởng và casino (trong khách sạn) trên địa bàn; Các  hoạt động thẩm mỹ thực hiện tại các cơ sở: bệnh việc, phòng đa khoa, phòng  khám chuyên khoa).

Về quy trình xét duyệt như sau: Người dân sẽ đăng ký trực tiếp gửi đến Ủy  ban nhân dân phường P thông qua “Phiếu thông tin lao động tự do” hoặc gửi  thông tin đăng ký đến trang Zalo của Ủy ban nhân dân phường P để được xét  duyệt. Huỳnh Hồng S là thành viên Hội đồng thẩm định sẽ căn cứ vào thông tin  người dân đăng ký để lên danh sách các trường hợp đủ điều kiện được hỗ trợ,  trình bà Trần Thị Thanh T2 – Phó Chủ tịch UBND phường P duyệt danh sách.  Sau đó, S sẽ gửi danh sách đến Phòng Lao động thương binh xã hội thành phố T để rà soát có trùng thông tin người dân đã đăng ký ở nơi khác hay không. Sau  khi Phòng Lao động thương binh xã hội thành phố T rà soát xong sẽ chuyển  danh sách kèm văn bản duyệt danh sách về cho S. S dùng danh sách này để làm  thủ tục duyệt chi tiền, trình ông Nguyễn Đình T1 – Chủ tịch UBND phường P Quyết định về việc hỗ trợ cho người lao động không giao kết hợp đồng lao động  (lao động tự do) bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Sau đó, S đến bộ phận Kế toán  của Ủy ban nhân dân phường P để lấy tiền rồi đưa cho các Trưởng ban điều  hành khu phố đem phát cho người dân.

Liên quan việc xét duyệt hỗ trợ trên, trong tháng 7 và tháng 8 năm 2021,  Ủy ban nhân dân phường P đã xét duyệt, và chi tiền hỗ trợ cho 749 người dân,  với số tiền 3.000.000 đồng/người; bao gồm 07 lần xét duyệt được thực hiện như  sau:

– Lần 1: Xét duyệt cho 194 trường hợp đăng ký và sau khi Hội đồng họp  xét thì thông qua 103 trường hợp. Số tiền chi hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người.

– Lần 2: Xét duyệt cho 238 trường hợp đăng ký và sau khi Hội đồng họp  xét thì thông qua 173 trường hợp. Do tình hình dịch Covid-19 phức tạp nên  không họp trực tiếp mà họp thông qua nhóm chat Zalo trong đó có các thành  viên trong Hội đồng. Quá trình họp thực tế ông S chỉ nêu các trường hợp không  thuộc diện hỗ trợ để Hội đồng có ý kiến, chứ không nêu cụ thể từng trường hợp  đăng ký. Số tiền chi hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người.

– Lần 3: Xét duyệt cho 266 trường hợp đăng ký và sau khi Hội đồng họp  xét thi thông qua 178 trường hợp. Do tình hình dịch Covid-19 phức tạp nên  không họp trực tiếp mà họp thông qua nhóm chat Zalo trong đó có các thành  viên trong Hội đồng. Quá trình họp thực tế ông S chỉ nêu các trường hợp không  thuộc diện hỗ trợ để Hội đồng có ý kiến, chứ không nêu cụ thể từng trường hợp  đăng ký. Số tiền chi hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người

– Lần 4 và lần 5: Trước tình hình người dân phường P gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn dịch Covid-19, đòi hỏi Ủy ban nhân dân phường phải thực  hiện nhanh chóng các chính sách an sinh xã hội, các thành viên Hội đồng cũng  được giao nhiều nhiệm vụ khác nhau nên không tập hợp được đủ để tổ chức họp,  việc họp thông qua Z cũng không được sự quan tâm. Do không thể trì hoãn việc  hỗ trợ người dân nên 02 lần này UBND phường dựa hoàn toàn vào việc ông S tham mưu, lên danh sách xét duyệt. Lần lượt là 139 trường hợp (lần 4) và 156  trường hợp (đợt 5) mà bị cáo S đã tham mưu cho bà T2 duyệt danh sách, trình  ông T1 để duyệt chi tiền hỗ trợ. Số tiền chi hỗ trợ là 1.500.000 đồng/người.

– Lần 6 và lần 7: Chi thêm 1.500.000 đồng/người cho những người đã được  duyệt trước đó nên không tiến hành họp Hội đồng xét duyệt.

Trong những lần xét duyệt nêu trên, Huỳnh Hồng S là thành viên Hội đồng  thẩm định được giao việc lập hồ sơ, thủ tục xét duyệt hỗ trợ cho người lao động  không có giao kết hợp đồng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Với  quyền hạn và nhiệm vụ được giao, Huỳnh Hồng S đã lợi dụng sự sơ hở từ việc  thiếu kiểm tra, giám sát của lãnh đạo Ủy ban nhân dân phường P, sơ hở trong  việc xét duyệt của Hội đồng thẩm định như tổ chức họp không đủ thành phần, sơ  sài hoặc không tổ chức họp, để đưa người không đủ điều kiện, không thuộc diện  được hỗ trợ để nhận được tiền hỗ trợ. Quá trình điều tra đã xác định được Huỳnh  Hồng S đã cố ý đưa 12 người không thuộc diện được hỗ trợ để được nhận hỗ trợ,  cụ thể:

Ông Lê Văn N là Trưởng ban điều hành Khu phố 1, phường P và bà  Nguyễn Thị Thu L là Trưởng ban điều hành Khu phố D, phường P, không thuộc  diện được hỗ trợ nhưng Huỳnh Hồng S đã trực tiếp gặp riêng từng người nói sẽ  đưa vào diện được nhận tiền hỗ trợ dành cho người lao động tự do để hỗ trợ tiền  xăng, tiền điện thoại cho những người này đã bỏ ra để giúp người dân trong giai  đoạn dịch Covid-19. S đề nghị những người này cung cấp thông tin nhân thân,  rồi dùng thông tin này điền vào danh sách xét duyệt hỗ trợ và tự ý ghi ngành  nghề cho phù hợp với ngành nghề thuộc diện hỗ trợ. Thông qua việc làm của S

thì ông N, bà L mỗi người đã nhận được 3.000.000 đồng tiền hỗ trợ, những  người này không có đăng ký bằng “Phiếu thông tin lao động tự do” hoặc đăng  ký qua Zalo.

Ông Đồng Văn G là Phó ban điều hành khu phố B, phường P không thuộc  diện được hỗ trợ nhưng vẫn làm phiếu đăng ký nhận hỗ trợ, Huỳnh Hồng S biết  rõ ông G không thuộc diện được hỗ trợ nhưng vì quen biết ông G, biết ông G đã  bỏ công sức ra hỗ trợ người dân trong công tác phòng chống dịch nên đã tự ý  cho qua và đưa vào danh sách được nhận hỗ trợ, ông G đã nhận được 3.000.000  đồng tiền hỗ trợ.

Ông Phan Văn L1 là em rể ông S làm nghề thợ cơ điện, S biết rõ không  thuộc diện được hỗ trợ nhưng vì có quan hệ anh em nên cố ý cho qua, đưa vào  danh sách được xét duyệt hỗ trợ và đã nhận được 3.000.000 đồng.

Lê Tấn P trước đây có làm việc ở Ủy ban nhân dân phường P nay làm việc  ở trường Tiểu học N1, S biết không thuộc diện được hỗ trợ nên tự gạch nghề  nghiệp của P và ghi vào nghề nghiệp bốc vác để đúng diện được nhận hỗ trợ, P đã nhận được 3.000.000 đồng tiền hỗ trợ.

Nguyễn Văn T3, Trần Văn R, San Cẩm T4, San Cẩm Q, Huỳnh Văn T5, Lê  Minh T6 và Trần Thị Kim H trong phiếu đăng ký của những người này không  ghi đủ thông tin để xét duyệt, S đã xác minh nghề nghiệp thực tế những người  này không thuộc diện được hỗ trợ, mặc dù không quen biết nhưng S cho rằng  những người làm nghề này cũng khó khăn nên tự ý đưa vào danh sách được  duyệt hỗ trợ và đã nhận được 3.000.000 đồng/ người, cụ thể: Rô khai nghề  nghiệp “lao động”, S xác minh và ghi nghề “phụ hồ”, T4 khai nghề nghiệp “công  việc tự do”, S xác minh rồi ghi nghề “phụ hồ” Q khai nghề nghiệp “công việc tự  do”, S xác minh và ghi nghề “thợ xây dựng”; T1 khai nghề nghiệp “công việc tự  do” S xác minh và ghi nghề “phụ hồ”; T6 khai nghề nghiệp “bảo trì cây xanh” S gạch bỏ, ghi nghề “bốc vác”; H khai nghề “công nhân xí nghiệp”, S gạch bỏ ghi  nghề “bán nước giải khát”.

Với 12 trường hợp Huỳnh Hồng S cố ý đưa vào danh sách để nhận hỗ trợ,  đã gây thiệt hại cho Nhà nước 36.000.000 đồng. Bản thân Huỳnh Hồng S không  vụ lợi hoặc nhận các lợi ích khác từ những người này.

Bản án hình sự về tội “Lợi  dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”

Căn cứ vào khoản 1 Điều 356; điểm l khoản 1 Điều 52; điểm b, s, t, v  khoản 1, khoản 2 Điều 51; Điều 38 và Điều 50; Điều 54 Bộ luật Hình sự năm  2015, sửa đổi bổ sung năm 2017,

Xử phạt bị cáo Huỳnh Hồng S 03 (ba) tháng 10 (mười) ngày tù về tội “Lợi  dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bị cáo được trừ đi thời  hạn tạm giữ, tạm giam từ ngày 04/9/2021 đến ngày 14/12/2021. Bị cáo đã chấp  hành xong hình phạt.

You cannot copy content of this page