Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trong giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
Giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở (Điều 202 Luật đất đai năm 2013):
Với phương thức này, cần quan tâm:
+ Phải có đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.
+ Thành phần hòa giải: Đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp, đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức thành viên của Mặt trận, của tổ chức xã hội.
+ Thời hạn tổ chức hòa giải: Không quá 45 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhận được đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai.
+ Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
– Giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp hòa giải ở cơ sở không thành (Điều 203 Luật đất đai năm 2013):
Với phương thức này, cần quan tâm:
+ Trường hợp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013, hoặc có tranh chấp tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án giải quyết.
+ Trường hợp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai cách giải quyết như sau:
Thứ nhất: Nộp đơn khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền (nơi có đất tranh chấp) theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành.
Thứ hai: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định, như sau:
Trường hợp tranh chấp cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư với nhau thì yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thì có quyền: Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính hiện hành.
Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì: Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
– Giải quyết khiếu nại về đất đai:
+ Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.
+ Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Trong các trường hợp này, phải nắm rõ và thực hiện theo đúng Luật khiếu nại năm 2011, Luật tố tụng hành chính năm 2015.
– Giải quyết tố cáo về đất đai:
+ Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai.
+ Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Trong trường hợp này, phải nắm rõ và thực hiện theo đúng Luật tố cáo năm 2011.
- Khiếu kiện UBND tỉnh Đắk Lắk
- Con tôi trộm cắp được một cái túi xách có một sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, cùng một số tài sản khác có giá trị 1,8 triệu đồng, ngay sau đó bị bắt giữ. Con tôi bị xử lý về tội gì?
- Kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai
- Tranh chấp thừa kế tài sản và tranh chấp hợp đồng quyền sử dụng đất
- Tranh chấp nhà đất vụ án “Việt kiều Úc nhờ cháu ruột đứng tên giùm”