Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các vụ án tranh chấp sở hữu trí tuệ
Các hành vi sau đây bị coi là xâm phạm quyền tác giả:
− Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
− Mạo danh tác giả;
− Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả;
− Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó;
− Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả;
− Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân hoặc sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu (quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ);
− Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị (quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ);
− Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ (với lưu ý là việc thực hiện các hành vi trong những trường hợp này phải tuân thủ điều kiện nêu tại khoản 2 Điều 25, tức là sử dụng nhưng không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm);
− Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
− Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
− Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
− Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
− Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm;
− Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình;
− Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo;
− Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
- Trong vụ án hình sự, luật sư tham gia giai đoạn nào?
- Tranh chấp chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất tại thành phố Quảng Ngãi
- Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Nhân viên bưu điện phát thành công và thu tiền của khách hàng nhưng không nộp tiền về Bưu điện bị xử lý về tội gì?
- Tranh chấp đất không có di chúc