Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

Luật sư Tân Bình – Văn phòng luật sư Trần Toàn Thắng hỗ trợ pháp lý cho khách hàng trong thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Thủ tục giám đốc thẩm là gì?

Giám đốc thẩm là thủ tục xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị giám đốc thẩm khi có căn cứ xác định: Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật; Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Trong thủ tục giám đốc thẩm, Luật sư có thể hỗ trợ đương sự những việc sau đây: Nghiên cứu hồ sơ vụ án, xây dựng hồ sơ khiếu nại cho đương sự, bao gồm: Soạn thảo đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm gửi những người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, hệ thống hóa các chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khiếu nại.

Nội dung đơn phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
  • Tên, địa chỉ của người đề nghị;
  • Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
  • Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
  • Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; Người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; Trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp. Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Phiên tòa giám đốc thẩm không bắt buộc phải có mặt đương sự và Luật sư tham gia tố tụng mà những người này chỉ được tham gia khi Tòa án có thẩm quyền xét thấy cần thiết và triệu tập theo quy định của pháp luật.

Thủ tục tái thẩm là gì?

Tái thẩm là thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, các đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây: (1) Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được

trong quá trình giải quyết vụ án; (2) Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ; (3) Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; (4) Bản án, quyết định hình sự, hành chính, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.

Khi hỗ trợ pháp lý cho đương sự theo thủ tục tái thẩm, Luật sư cũng áp dụng các kỹ năng như hỗ trợ cho họ theo thủ tục giám đốc thẩm.

You cannot copy content of this page