Vụ án tranh chấp quyền SHTT giữa nguyên đơn Công ty M. Corp (US) với bị đơn là Công ty Hồ.
Nội dung vụ án: Nguyên đơn là chủ sở hữu bằng độc quyền và được bảo hộ tại Việt Nam đối với sáng chế mang tên “Hợp chất Beta-Mino Tetrahydro (1,2-4) Pyrazin và Tetrahydrotriazole (4,3-A) Pyrazin để sử dụng làm chất ức chế Dipeptidiyl Peptidaza, dược phẩm chứa chủng và ứng dụng của chúng” và sáng chế mang tên “Muối Axit Photsphoric của chất ức chế Dipeptidiyl Peptidaza-IV, quy trình điều chế dược phẩm chứa chúng và ứng dụng của chúng”. Bị đơn đã và đang nhập khẩu, lưu trữ và phân phối sản phẩm thuốc “GETSITALIP 100mg” và “GETSITALIP 50mg” tại Việt Nam. Tại 2 Kết luận giám định số SC 014-13 YC/KLGĐ và số SC 017-19 YC/KLGĐ của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ do Công ty M. Corp (US) tự trưng cầu trước khi khởi kiện thể hiện cả hai thuốc GETSITALIP 100mg và GETSITALIP 50mg mà bị đơn nhập khẩu, lưu trữ và phân phối đều chứa hoạt chất Sitagliptin phosphat monohydrat và có chung mục đích sử dụng các sáng chế của nguyên đơn đang được bảo hộ bởi Bằng ĐQSC số 5684 và số 7037. Do vậy, nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn chấm dứt hành vi xâm phạm đối với sáng chế, yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quá trình giải quyết: Bản án sơ thẩm số 1030/2019/KDTM-ST ngày 21/8/2019 của Tòa án nhân dân Thành phố H tuyên không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn. Bản án phúc thẩm số 41/2020/DS-PT ngày 28/7/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố H quyết định hủy Bản án sơ thẩm để giải quyết lại.
Các vấn đề cần rút kinh nghiệm:
– Về nội dung giải quyết: Kết luận giám định số SC 014-13 YC/KLGĐ và số SC 017-19 YC/KLGĐ của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ do nguyên đơn xuất trinh. Kết luận giảm định do tổ chức giám định có thẩm quyền tiến hành, bị đơn không phản đối, không yêu cầu giám định lại, nên Kết luận giám định này được xem là tình tiết không phải chứng minh theo
quy định tại khoản 2 Điều 92 BLTTDS năm 2015 chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn. Do vậy, có cơ sở chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn là không đúng.
– Về tố tụng: Tại phiên tòa sơ thẩm, bị đơn đề nghị đưa Công ty G1 vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nhưng Tòa án không đồng ý. Bị đơn có cung cấp Hợp đồng phân phối sản phẩm giữa Công ty G1 với bị đơn. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng nguyên đơn chỉ khởi kiện bị đơn không kiện Công ty G1 và yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với bị đơn cũng không có nội dung nào liên quan đến Công ty G1 nên không chấp nhận ý kiến của bị đơn là vi phạm Điều 68 BLTTDS năm 2015.
Vi phạm của Tòa án tuyên án không thể thi hành được
Trong các vụ án KDTM về tranh chấp quyền SHTT, nguyên đơn thưởng đưa ra nhiều yêu cầu khởi kiện, như yêu cầu bị đơn chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại, thu hồi và tiêu hủy toàn bộ sản phẩm hàng hóa vi phạm quyền SHTT. Song thực tế giải quyết thấy nhiều trường hợp các đối tượng được xác định là vi phạm quyền SHTT đã được vận chuyển, sử dụng, tiêu thụ nhiều nơi, nhiều sản phẩm không còn, không thu hồi, tiêu hủy được, nên việc Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện này của nguyên đơn là không thể thi hành án được.
Tranh chấp về quyền SHTT rất đa dạng, lại rất cụ thể, chuyên sâu trong từng lĩnh vực của hoạt động sản xuất, kinh doanh và không ít vụ án có yếu tố nước ngoài. Pháp luật quốc tế đã có nhiều quy định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ từ lâu, như Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, Thoả ước Madrid năm 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hoá… Bởi vậy, Kiểm sát viên, công chức cần lưu ý việc xác định chính xác từng loại quan hệ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ cụ thể như: Loại quan hệ tranh chấp về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm phái sinh; tranh chấp về quyền liên quan; tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại … và xác định có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Điều 464 BLTTDS trong vụ việc tranh chấp hay không.
Trên cơ sở xác định các tranh chấp về quyền SHTT, Kiểm sát viên, công chức áp dụng các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan như Luật Xuất bản;Luật Khoa học, Công nghệ, Luật Báo chí, Luật Điện ảnh, Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia và các Nghị định, Thông tư, văn bản pháp luật khác hướng dẫn áp dụng. Các văn bản pháp luật về lĩnh vực này có thể đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần, nên phải chú ý thời điểm xảy ra tranh chấp để kiểm sát việc giải quyết của Tòa án bảo đảm áp dụng đúng quy định pháp luật chuyên ngành và đúng thời điểm xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, quá trình kiểm sát cần lưu ý, những đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả như tin tức thời sự thuần túy, thông tin báo chí ngắn hàng ngày… chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo; các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang (Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022). Các trường hợp sử dụng quyền liên quan không phải xin phép như: Trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin, tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân… (Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022). Những trường hợp này không được xem là xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Xem xét việc kết luận giảm định về sở hữu trí tuệ
Thực tiễn kiểm sát việc giải quyết loại án tranh chấp về quyền SHTT cho thấy, nhiều vụ án phải trưng cầu giám định cơ quan chuyên môn để có cơ sở giải quyết do đối tượng tranh chấp là quyền sở hữu trí tuệ có tính chất phức tạp, khổ xác định, trong đó, có trường hợp kết luận giám định do Tòa án trưng cầu, có trường hợp kết luận giám định do đương sự tự trưng cầu trước khi khởi kiện vụ ăn (như 02 ví dụ nêu tại Mục 2 Thông báo này), hoặc có trường hợp có cả hai loại kết luận này, nên Kiểm sát viên, công chức phải chú ý kiểm sát chặt chẽ việc đánh giá tính hợp pháp, qui trình giám định, tính liên quan, tính đầy đủ của kết luận giám định. Trường hợp tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ chưa được giảm định thì phải xem xét việc đã có đủ cơ sở để giải quyết vụ án hay chưa.
Về căn cứ pháp luật về giám định, phải bám sát quy định của Luật Giảm định tư pháp năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2018, 2020), Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chỉ tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp; Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 và 2022), Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Sở hữu trí tuệ (tập trung tại Chương VI); Nghị định số 17/2023/NĐ-CP ngày 26/4/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan; Nghị định số 65/2023/NĐ-CP
ngày 23/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ; bên cạnh đó, tùy lĩnh vực giám định cụ thể mà áp dụng các văn bản pháp luật chuyên ngành, như: Giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan thì áp dụng Thông tư số 02/2019/TT-BVHTTDL ngày 13/12/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định quy trình giám định tư pháp về quyền tác giả, quyền liên quan và Thông tư số 03/2021/TT-BVHTTDL ngày 01/6/2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định bổ sung một số Điều của Thông tư số 02/2019/TT-BVHTTDL…