Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

Nội dung vụ án

Nguyên thửa đất số 94, tờ bản đồ số 41 (diện tích 325,5m) tọa lạc tại huyện D, tỉnh K thuộc quyền sử dụng của cụ Nguyễn Thị T và cụ Đinh H được cụ Nguyễn Đ (cha của cụ T) để lại. Cụ H và cụ T có 08 người con và mỗi người con đều được các cụ chia cho từng thửa đất riêng để ở, sinh sống. Trong đó, ông Đinh N là con trai trưởng (vợ là Phan Thị M) được giao nhà đất tại thửa số 94 nêu trên để ở cùng và phụng dưỡng cha mẹ. Ông Đinh C là cha bà Đinh Thị Thanh A (người khởi kiện) được chia một phần đất giáp ranh với thửa đất nêu trên. Cụ H chết năm 1980, năm 1988 ông Đinh N chết, năm 1992 bà M chết nên các con của ông N, bà M thống nhất để cho ông Đinh Phong B về ở và phụng dưỡng bà nội là cụ Nguyễn Thị T. Năm 1993, cụ T chết.

Ngày 24/9/2012, UBND huyện D cấp GCNQSDĐ số BL 175709 cho ông Đinh Phong B thửa đất nêu trên, bà Đinh Thị Thanh A khởi kiện yêu cầu huỷ GCNQSDĐ đã cấp cho ông B.

Quá trình giải quyết vụ án

Bản án hành chính sơ thẩm số 16/2022/HC-ST ngày 14/7/2022 của TAND tỉnh K quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Đinh Thị Thanh A.

Sau khi xét xử sơ thẩm, bà Đinh Thị Thanh A có đơn kháng cáo với nội dung đề nghị huỷ toàn bộ bản án sơ thẩm, giao hồ sơ về cho tỉnh K để xét xử lại. Ngày 25/7/2022, Viện trưởng VKSND tỉnh K ban hành Quyết định kháng nghị phúc thẩm số 70/QĐ-VKS-HC đề nghị HĐXX phúc thẩm sửa toàn bộ Bản án hành chính sơ thẩm số 16/2022/HC-ST ngày 14/7/2022 của TAND tỉnh K, theo hướng chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đinh Thị Thanh A.

Trong quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn phúc thẩm, VKSND cấp cao tại Đà Nẵng nhận thấy rằng kháng nghị phúc thẩm của VKSND tỉnh K là không cần thiết nên rút kháng nghị. Tại Bản án hành chính phúc thẩm số 86/2023/HC-PT ngày 20/3/2023 của TAND cấp cao tại Đà Nẵng quyết định: Đình chỉ xét xử đối với Quyết định kháng nghị phúc thẩm của Viện trưởng VKSND tỉnh K và bảo kháng cáo của người khởi kiện, giữ nguyên quyết định của Bản án hành chính sơ thẩm số 16/2022/HC-ST ngày 14/7/2022 của TAND tỉnh K.

Vấn đề cần rút kinh nghiệm

Các thửa đất tại Hẻm 164, Lạc Long Quân, thị trấn D, huyện D, tỉnh K có nguồn gốc là di sản của cụ Nguyễn Văn Đ để lại, có giấy viết bằng chữ Hán. Cụ Đ mất, di sản là quyền sử dụng đất được để lại cho hai người con gái là cụ Nguyễn Thị T và cụ Nguyễn Thị C. Cụ T và cụ C chết không để lại di chúc nhưng các con của cụ T và cụ C đã tự xác định quyền sử dụng đất theo hiện trạng và sử dụng ổn định từ trước ngày 15/10/1993 cho đến nay không ai tranh chấp đã được cấp GCNQSDĐ. Vợ chồng cụ Nguyễn Thị T và cụ Đinh H sau khi chết đã để lại một số diện tích đất cho những người cùng hàng thừa kế sử dụng (08 người), trong đó ông Đinh N được quản lý thửa số 94.

Sau khi ông N chết (1988), thửa đất số 94 do ông Đinh Phong B quản lý, sử dụng và đã được cấp GCNQSDĐ BL 175709 ngày 24/9/2012, các thửa đất khác tại Hẻm 164 thuộc di sản của cụ T và cụ C do các con cháu khác đứng tên chủ sử dụng. Cụ thể: thừa số 55, 56 đứng tên Đinh Thị E (con của ông Đinh C), thửa số 57 đứng tên Đinh D (là con ông Đinh F); Thửa đất số 58 đứng tên Lê A và vợ là châu cụ Nguyễn Thị C); Thửa đất số 59 đúng tên Nguyễn Minh Th (là con cự Nguyễn Thị C); Thửa đất số 71 đúng tên Đinh Văn Tr và Đinh Thị P (là con ông Đinh N); Thửa đất số 73 đứng tên Đinh Thị Thanh Th và chồng (là con ông Đinh C) và Thửa đất số 74 đứng tên Đinh C và Ngô Thị O (là con trai và con dâu của cụ Nguyễn Thị T). Hầu hết những người thừa kế của cụ Nguyễn Thị T và cụ Nguyễn Thị C đều đã được cấp GCNQSDĐ (08 Giấy).

Như vậy, việc sử dụng đất có nguồn gốc do cụ Nguyễn Đ để lại đều là những người thừa kế của cụ Nguyễn Thị T và cụ Nguyễn Thị C. Những người thuộc hàng thừa kế của cụ T, cụ C đã tự xác định và thống nhất việc quản lý, sử dụng di sản do các cụ để lại và việc sử dụng này đã ổn định qua thời gian rất dài. Các con của cụ Nguyễn Thị T và cụ Đinh H từ trước đến nay không có tranh chấp về thừa kế tài sản do hai cụ để lại. Một trong số 08 người con hiện còn sống là bà Đinh Thị Y cũng đã có lời khai rằng thửa đất 94 đã được chia cho ông Đinh N. Uỷ ban nhân dân huyện D cũng đã cấp 08 GCNQSDĐ liên quan đến di sản thừa kế của cụ T và cụ C và theo UBND huyện D việc cấp GCNQSDĐ cho ông Đinh Phong B là đúng trình tự, thủ tục và nội dung pháp luật quy định. Mặc khác, chính ông Đinh C (cha của Đinh Thị Thanh 4) là người cùng hàng thừa kế với ông Đinh N (cha của ông Đinh phong B) cũng đã được cấp GCNQSDĐ trên diện tích đất thừa kế từ di sản của cụ Nguyễn Thị T. Quá trình lập hồ sơ, thủ tục và cấp GCNQSDĐ cho ông B, ông C đều biết rõ và đã ký xác nhận tử cận mà không có ý kiến phản đối gì. Bà Đinh Thị Thanh A cũng đã được ông Đinh C tặng cho và đã được cấp GCNQSDĐ tại thửa đất số 73, có nguồn gốc là di sản của cụ Nguyễn Thị T để lại, trường hợp nếu Toà án giải quyết chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà A thì phải xem xét tất cả các quyết định hành chính có liên quan đến di sản của cụ T. Bản án sơ thẩm số 16/2022/HC-ST ngày 14/7/2022 của TAND tỉnh K không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Định Thị Thanh A là đúng.

Xét thấy tại Quyết định kháng nghị phúc thẩm của Viện trưởng VKSND tỉnh K nhận định rằng việc cấp GCNQSDĐ cho ông Đinh Phong B là xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của những người thừa kế của ông Đinh H và bà Nguyễn Thị T và đề nghị sửa bản án sơ thẩm, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Đinh Thị Thanh A là không có cơ sở nên VKSND cấp cao tại Đà Nẵng rút quyết định kháng nghị này. Bản án hành chính phúc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã tuyên bác kháng cáo của bà Đinh Thị Thanh A, giữ nguyên quyết định tại bản án sơ thẩm, bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà A.

You cannot copy content of this page